Gửi tôi của 10 năm sau!

Chỉ còn mấy tiếng nữa là đến sinh nhật 25 tuổi, vì thế mình muốn viết lại lời nhắn gửi cho mình 10 năm sau, để nhắc nhở mình đã từng là người như thế nào, đã trải qua những chuyện gì và tương lai phải sống tốt hơn nữa.

Gửi 10 năm sau của tôi!

Tôi của hiện tại đang sống rất hạnh phúc, cảm thấy hài lòng với cuộc sống bây giờ và sẽ cố gắng để tốt hơn nữa trong tương lai. Cho đến hiện tại chưa từng một lần hối hận vì những quyết định cũng như việc mình làm. Việc làm thấy đúng đắn nhất là bước chân sang Hàn du học, mở ra một chân trời mới, tiếp thu một nền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới và quen những người bạn đến từ nhiều đất nước khác nhau. Mặc dù cuộc sống du học có chút cực khổ, có chút cô đơn và đôi lúc là chán nản nhưng không sao mình sẽ vượt qua tất cả vì gia đình vì cuộc sống tương lai sau này.

Hiện tại thì chưa có suy nghĩ lập gia đình nhưng nếu sau này lập gia đình vào ngày cưới sẽ trồng một cây hoa đỗ quyên và khi sinh con đầu lòng sẽ trông một cây hoa mộc lan trắng. Ở hàn quốc mỗi khi mùa xuân về có bao nhiêu lễ hội hoa, nào là lễ hội hoa anh đào, hoa cải vàng, hoa hồng, hoa tuylip nhưng vẫn thấy hoa mộc lan trước thư viện trường là đẹp nhất, một vẻ đẹp thuần khiết và một hương thơm dịu nhẹ khiến người ta bớt mệt mỏi, buồn phiền.

Sau khi tốt nghiệp nếu về Việt Nam nhất định sẽ nuôi một con chó husky và đặt tên nó là Hiro.

Muốn nghỉ hưu vào năm 35 tuổi và về quê sống cùng bố mẹ.

Người mà cho tôi động lực để bước qua sự sợ hãi, mỗi khi nản lòng là Kim Jae Joong- hiện tại là thế sau này vẫn thế. Mỗi khi muốn từ bỏ là mình đọc lại các bài phỏng vấn của anh và tiếp tục nỗ lực, tiếp tục cố gắng. Dù thời gian trôi đi, cuộc sống có làm tôi thay đổi thế nào thì tôi cũng muốn nhắc nhở mình đã từng có người trải qua những năm tháng thanh xuân tươi đẹp ấy, đã từng có người luôn tiếp sức mạnh một cách vô hình nào đó, đã từng có người mà mình dành nhiều yêu thương như thế<3

Sẽ cố gắng yêu thương nhiều hơn nữa, giành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè và những người luôn yêu thương mình cũng như mình yêu thương.

Cuộc sống sẽ có nhiều cây cầu hơn những bức tường nếu chúng ta cố gắng thấu hiểu và yêu thương!

사람이 온다는
실은 어마어마한 일이다
그는
그의 과거와
현재와
그리고
그의 미래와 함께 오기 때문이다
사람의 일생이 오기 때문이다
부서지기 쉬운
그래서 부서지기도 했을
마음이 오는 것이다
갈피를
아마 바람은 더듬어볼 있을
마음,
마음이 그런 바람을 흉내낸다면
필경 환대가 것이다.

Tổng hợp ngữ pháp quyển 6 get it korean

화제 표현

  1. 은/는
  • 화제 또는 정의 (diễn tả câu chủ đề hoặc định nghĩa)

 

EX: 오늘은 집에서 쉬겠습니다.

그 여자는 친철하게 길을 가르쳐 주었다.

김치는 한국에 유명한 음식이다.

  • 대조의 의미를 가진다 (diễn tả sự tương phản hay nhấn mạnh)

 

EX:저는 듣기는 못하지만 읽기는 잘하다.

일은 급하고 전화 안 되니 큰 일입니다.

그 식당에는 평일에는 안 바쁘지만 주말에는 정말 바빴다.

  • 구성보를 나타낸다 (đề cập đến thông tin cũ trước đó mà người khác biết rồi)

 

EX: 그 사람이 한국어 선생님입니다.한국어 선생님은 정말 예쁩니다.

울산에는 대화강이 있다.대화강은 울산 시민들의 좋은 휴식처이다.

아…저기 마이가 온다.마이는 요즘 예뻐지다.

  4.안는 문장의 주어 (là chủ ngữ của câu chính sau nó là cụm danh từ bổ nghĩa)

     EX: 유명한 작가 쓴 책은 시장에서 베스트 셀러 책이다.

내가 어제 먹은 사과는 정말 맛있다.

영진이 좋아하는 남자는 잘생하고 친철하다.

연습3 17 페이지

  1. 나에게 책이란 새로운 지식을 접수할 수 있는 것이다.
  2. 나에게 꿈이란 사랑하는 사람과 함께 행북하게 살 수 있다.
  3. 나에게 학교란 새로운 세상으로 나아가게 하려니와 자신이 발전하게 된 것이다.
  4. 나에게 첫사랑이란 세상에서 가장 아름다운 사랑이다.
  5. 나에게 스마트폰이란 언제나 어디든지 사람들과 연락해 주는 것이다.

6.나에게 집이란 언제든지 돌아올 수 있는 곳이다.

명사절. 명사구
I. 명사, 형어미
  1. 기와 (ㅇ)ㅁ은 문장을 명사화할 때 사용한다. 주어이나 목적어로 쓴다, 그리고 메모나 안내문에서 종격형으로 쓴다, 관용표현도 쓴다. 그러나 (으)ㅁ은 과거문장을 쓴데 기는 미래문장을 쓴다.
활용:
*(으)므        
받짐(o)   V/A + 음:  먹음, 읽음, 웃음,….
받짐(x,ㄹ)  V/A+ㅁ: 꿈,잠,감, 삶,만듦, 힘듦,……
*기              V/A+기: 먹기, 가기, 쓰기, 공부하기, ……….
EX:  a. 주어나 목적:
        너무 재미있어서 웃음이 터진다.
스픔과 기쁨이 서로 섞이다.
책을 읽기는 새로운 세상으로 열린다.
      b.메모나 안내문에서 종결형으로 쓴다
         사용후에 꼭 문을 닫기.
주일 성당에 가기.
그 사람을 만남.
2. (으)ㄹ 것은 꼭 해야할 일이나 하지 말아야 할 일은 강조할 때 쓴다.
     활용: 받짐(ㅇ):    V/A   +을 것 ( 먹을 것, 읽을 것, 웃을 것,……..)
받짐(x,ㄹ)   V/A   +ㄹ 것 ( 궁금할 것, 볼 것, …….)
EX: 논문은 금요일까지 제출할 것.
이 약은 사용 기간 동안 이상할 것이 있으면 상담소로 꼭 연락할 것.
수업 중에 핸드폰을 사용하지 말 것.

Săn học bổng du học Hàn Quốc

Xin Chào các bạn sau những tháng ngày lặn hụp thì hôm nay mình quay lại với bài viết về học bổng du học hàn quốc :))

Sau những tháng ngày tìm hiểu về du học hàn quốc thì mình thấy rằng ở hàn quốc có các loại học bổng như học bổng giáo sư, học bổng chính phủ và học bổng trường. Ngoài ra còn có kiểu du học theo diện học sinh trao đổi nữa.

Trước hết là học bổng giáo sư theo mình tìm hiểu thì là phải có điểm trung bình từ 80 trở lên có bài đăng báo và có ielts 6.0 trở lên hoặc toeic 650-800 gì đó mình không rõ điều kiện của toeic là bao nhiêu hoặc topik cấp 5 trở lên và các chứng chỉ tham gia hoạt động ngoại khóa. Nếu apply học bổng giáo sư bạn thường được học phí và trợ cấp phí sinh hoạt tại Hàn từ phía giáo sư từ 500Kw- 800Kw tùy từng lap, tùy từng giáo sư nữa. Làm thế nào để biết được học bổng giáo sư thì có thể qua bạn bè giới thiệu, qua group https://www.facebook.com/groups/vietphd/ hoặc qua trang nguonhocbong.com

Tiếp đến là học bổng chính phủ thì điều kiện cũng như học bổng giáo sư, chuẩn bị hồ sơ hay apply các bạn có thể tìm hiểu qua http://www.studyinkorea.go.kr/en/sub/college_info/college/short_term.do có đầy đủ tất cả các thông tin về học bổng toàn phần tại Hàn.

Sau đây mình nói về học bổng của trường, đây là học bổng mình hiểu rõ nhất vì mình đi theo diện này. Trước hết mình cần xác định xem mình muốn học trường nào, khoa gì và vào trang web của trường đó để tìm hiểu thông tin về điều kiện được học bổng như mình muốn học khoa Hàn trương Ulsan thì mình vào trang của trường http://www.ulsan.ac.kr/main/ và contact với trường về điều kiện cũng như chuẩn bị hồ sơ để apply học bổng. Hầu như các trường của hàn thì đều trao học bổng cho sinh viên khi có GPA 80 trở lên và có ToPik từ cấp 3 trở lên, bạn có topik càng cao thì phần trăm được học bổng càng lớn theo. Học bổng sẽ được duy trì theo thành tích học tập của bạn sau mỗi học kỳ, nên việc duy trì thành tích học tập khá quan trọng để duy trì học bổng.

Ngày thu nắng ấm ở nơi rất xa

thuhuyen

Thời tiết Hàn quốc thật là bất thường, ngày hôm qua mưa lạnh hôm nay nắng ấm nhưng vẫn se lạnh của mua thu. Mùa thu làm con người ta thấy man mác buồn, khi nhìn những chiếc lá vàng rơi trong nắng tôi bất chợt thấy nhớ thu Hà Nội, nhớ lúc dạo bộ ở quanh hồ gươm, nhớ món ăn mà tôi đã từng ăn trong thời sinh viên. Hà Nội không phải là nơi tôi sinh ra mà chỉ là điểm dừng nào đó trong suất hành trình mà tôi đang đi tìm kiếm chẳng hiểu sao lại thấy nhớ đến thế???Viết cho một ngày thu cuối tuần buồn man mác, viết cho sự nhớ quê hương và gia đình và viết cho một ngày muốn được yêu thương rồi cùng nhau nắm tay dạo phố ngắm những ngôi nhà xinh đẹp mang cả tính hiện đại và cổ cũ nơi đây.

Làm sao để thi đậu topik trung cấp khi mới học xong sơ cấp???

Xin chào các bạn mình là Huyền, sắp tói mình sẽ sang ulsan để học ngành ngôn ngữ hàn, sau đây mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm của mình khi đã vượt qua kỳ thi topik ngoài mong đợi của mình :)))

Trước tiên là mình học và quản lý time theo phương pháp pomodoro ( phương pháp ấy là gì thì các bạn hãy tham khảo ở đây  mình thấy phương pháp này khá hiệu quả đối với mình.Các bạn có thể dùng app hay mua đồng hồ pomodoro đều được nhưng mình khuyến khích các bạn nên mua đồng hồ nhé chứ như mình dùng app cứ thi thoảng để ý điện thoại rồi mất tập trung hehe =)))

Sau khi học xong sơ cấp thì mình ở nhà tự học một time rồi mình có đăng ký đi học ôn topik tại Wonder Hu của mẹ Hu đanh đá nhé vì mục tiêu cảu mình là phải thi topik trong tháng 3 năm nay nên mình đăng ký học từ hồi tháng 11 năm 2016 ấy, đúng dịp có lễ hội đèn lồng kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giáo VN- HQ mà mẹ Hu lại làm MC cho trương trình nên lớp của mình bị hoãn lại xong phải học trong cả tết nữa ấy, mà các bạn biết tết tư thì con người ta nó lười rồi mải chơi dư nào :(( ròi sau khi ra tết bọn mình phải học đuổi cho kịp đúng đến ngày thi mới dừng lớp đó lại trong lúc học thì thi thoảng mẹ như ốm nghén chữa bài viết của bọn mình tơi tả rồi chửi banh lồng :)) nhưng được cái mẹ chữa rất cẩn thận các bạn ạ. Lải nhải như thế thôi sau đây mình xin vào phần chính =)))

Ôn thi topik thì nên học sách gì? Tài liệu ở đâu? Từ năm 2014 thì đã đổi hình thức thi topik mới mà mỗi năm chỉ công bố có 1 đề thôi nên tài liệu vô cùng ít ỏi. Ôn thi topik thì các bạn không nên mua sách làm gì cả phí tiền, chỉ cần ôn bộ đề thôi. Nếu có mua thì hãy mua cuốn Korean grammar in use ấy làm để nhớ ngữ pháp và cách dùng. Cuốn này mình mua trên tiki có cả tiếng việt là 180K bao đẹp luôn nhé, rẻ hơn mua ở nhà sách mấy chục ngàn ấy hehe nếu bạn nào ngại mua thì tải tại đây.

File nghe tại đây 

Hồi đó thì mình cũng có mua thêm quyển luyện thi topik phần đọc của Châu Thùy trang nữa nhưng mình khuyên các bạn không nên mua nhé , mình có bài rì viu trên blog các bạn có thể đọc tham khảo nhé!

Để download các bộ đề thi topik của năm trước thì down tại đây: http://www.topikguide.com/ có full từ lần thứ 10 từ năm 2014 về trước và từ lần 35 đến lần thứ 52 nhé

Phần Đọc Hiểu

Trước tiên là target của bạn là đỗ topik cấp mấy, mình thì chỉ tarfet là topik trung cấp nên mình làm phần đọc chỉ đến câu 35 thôi và làm kỹ, chắc chắn từ câu 1 đến câu 35. Còn lại thì tô một đáp án mà có số lần chọn ít nhất cho những câu chưa tô vì đáp án đề topik là chia đều ABCD.Lúc đầu mình luyện đền topik II cũng khá hoảng vì chưa quen nhưng các bạn yên tâm tin mình đi cứ cày 6 đề topik kiểu gì cũng quen hết. Khi làm phần đọc thì đọc câu hỏi và đáp án trước rồi đọc đoạn văn sau. Phần này mỗi lần luyện đề thì mình thường note lại từ mới và ngữ pháp đã biết cũng như chưa biết. Các bạn nên làm 2 quyển vở để khi làm xong một đề thì ghi note lại các từ vựng mà và ngữ pháp mình chưa biết.  Nên nhớ ngữ pháp một quyển và từ vựng một quyển nhé, nên ghi vào sổ tay để lúc rảnh thì bỏ ra xem như luyện thần chú ý hehe =))) khi có câu chọn 중심 생각 của đoạn văn thì nên đọc kỹ câu đầu và câu cuối của đoạn nhé ( tip mẹ Hú cho) tip này còn đúng với cả phần nghe nữa ấy :))

Phần nghe

Nếu mà bạn mới chỉ học xong sơ cấp rồi nghe topik thì quả thật đáng sợ không khác gì vịt nghe sấm luôn. Nhưng các bạn đưng lo lắng ngày nào cũng mở lên nghe kiểu gì rồi cũng quen tai cả nghe hiểu lẫn nghe thụ động nhé, mình hồi đó thì mỗi sáng nghe một đoạn tin tức của MBC có phụ đề trên youtube, còn tối trước khi đi ngủ thì nghe radio của KBS. Mình thấy nó rất hiệu quả level nghe của mình lên khá nhanh. Mẹ Hú thì khuyên bọn mình nghe phim, mẹ nói vì phim nói dễ nghe nghư thế còn không nghe được mà đòi nghe đề topik =))) nên mình cũng có coi cả phim nữa, câu nào mà hay hay thì note lại hehe.  Mình xin nhắc nhở các bạn 1 điều vì thời gian nghe làm cùng với cả viết nên nhiều bạn thấy nghe khó quá bỏ qua sau đó random làm luôn sang đề viết nhưng các bạn đừng tô vội đáp án nhé vì nhiều phòng các thầy cô giám thi không cho làm như thế đâu ạ. Như mình hồi đó làm nghe đến câu 25 thi dừng và tô luôn đáp án xong chuyển qua viết đến lúc cô giám thị bắt nghe xong mới được làm viết hic!! Vì mình tô đáp án rồi nên đành ngôi nghe thôi có nhiều câu khá dễ về sau nếu tập trung nghe nhưng ko thể sửa đáp án được nữa huhu :



(( Khi vừa được phát đề nghe các bạn hãy cố tranh thủ đoạn nhạc dạo đọc trước đáp án các câu càng nhiều càng ít nhé, từ câu 1 đến câu 20 thì chỉ được nghe có 1 lần thôi, nhưng từ câu 20 đến câu 21 thi được nghe 2 lần thì có tip nhé các bạn nên đọc lướt hết các đáp án 1 lượt và note key lại thường là động từ cho lần nghe đầu và lần nghe thứ 2 chúng ta nghe là vừa. câu hỏi về중심 생각 thì tip vẫn như đọc nhé. Câu hỏi về suy nghĩ trọng tâm hay câu về hành động tiếp theo của người phụ nữ/ namja thì các bạn nhớ đọc kỹ đầu bài và note lại nhé.

Phần Viết

Viết tiếng hàn Mình phải nói viết tiếng hàn vô cùng khó luôn ấy vì nó không giống tiếng anh hay tiềng việt, ngay cả dịch đã hại não với vụ đầu cuối giữa rồi giữa cuối đầu rồi ấy.

Bài viết kéo dài 50 phút gồm 3 phần:

+ phần 1 là điền câu còn thiếu vào chỗ trống

+ phần 2 là viết 1 đoạn văn phân tích biểu đồ hoặc số liệu dài từ 200 đến 300 từ. (giống ielts)

+ phần 3 là viết 1 bài văn nghị luận theo chủ đề cho trước từ 600 đến 700 từ

Phần 1: câu 51 thì thường là đoạn email thông báo hay tin nhắn gì đó phần này các bạn chú ý đuôi câu với kính ngữ nhé. Đối với câu 52 thì mẹ Hu khuyên bọn mình bỏ qua vì nó quá chuối, thường thì nó là một đoạn văn viết cề một vấn đề gì đó khoảng 3-5 câu thôi. Đợt mình thi thì viết về cây xanh lá to lá bé ngoài đường đại loại nội dung nói về việc cây lá to hay bé tốt cho việc giảm ô nhiễm môi trường. Mình điền đúng được 1 ý thôi, câu này có đề đọc xong hiểu có đền đọc xong không biết họ viết gì luôn =)) nên câu này tốt nhất bỏ qua nếu bạn không đặt target là cấp 5.

Phần 2: Phần này thì có tip để làm, hồi mình học thì mẹ Hu có cho mình luôn các cấu trúc  mở thân kết để viết câu này. Nếu các bạn không có điều kiện đi ôn thì có một cách để bạn nắm hết các cấu trúc câu này là bạn down đề topik từ trước kỳ 35 xuống (từ kỳ 35 xuống là public hết đó), ở phần 쓰기 sẽ có 1 cái biểu đồ kèm bài miêu tả, yêu cầu chọn câu sai trong số các chân, các bạn có thể tham khảo cách viết biểu đồ ở đó. Hoặc lên youtube của cô MaiPhan cũng đầy đủ các tip làm câu 53 này luôn nhé.

Phần 3: Phần này là phần khoai nhất đối với mình, lúc đầu mình định bỏ qua luôn nhưng vì còn thời gian nên vẫn viết được đến chữ 450 thì hết giờ L(( bài mình viết dài nhất trước đó là hơn 600 chứ thôi. Phần này thì các bạn đọc đề xong có bao nhiêu dấu chấm gọi ý thì viết bấy nhiêu đoạn văn. Thường thì có 3 dấu chấm gợi ý, đoạn đầu các bạn nên viết khoảng 300 chữ hai đoạn sau mỗi đoạn 200 chữ là okie nhìn bài luộn cũng không quá xấu như mẹ Hu bảo bọn mình nếu nhìn thân hình đứa nào có ngực to còn đẹp chứ mông to xấu bomia =))) Để làm tốt phần này chỉ còn cách luyện viết nhiều, đọc tham khảo các đáp án của đề thi trước đó xong phân tích câu, ngữ pháp câu nào hay thì các bạn note lại học thuộc luôn cũng được nếu phù hợp mình bê luôn vào bài của mình ấy J)

Trên đây là toàn bộ tip để luyện thi topik của mình mong giúp được các bạn phần nào J) nhưng kinh nghiệm của mình vẫn là tự bản thân mình chăm chỉ là điều tốt nhất. Với nỗ lực và quyết tâm thì mình tin các bạn cũng sẽ dễ dang vượt qua kỳ thi topik với kết quả như mong đợi!

Review sách luyện thi topik 2 읽기 và 한국어 재미있는 của Châu Thùy Trang

Đầu tiên cho mình lảm nhảm vài điều đó là 2 cuốn này mình mua lại của 1 bạn 200K còn bạn ấy hình như mua là 500K sách mới thì phải.

Trước tiên là sách luyện thi topik thì phần đầu là phần tổng hợp ngữ pháp thường xuất hiện trong phần thi Topik, phần này tác  giả viết khá cụ thể chi tiết mình rất ưng ý nhưng nếu như có thêm phần bài tập để luyện thêm thì càng tuyệt vời hơn. Phần hai là các dạng câu trong phần đọc đề thi topik, phần này thì đa số tác giả tổng hợp các câu trong các đề thi topik cũ và có 1 số câu trong quyển Hot topik- 1 cuốn khá nổi tiếng, bạn mình cũng từng giới thiệu cuốn này cho mình nhưng chưa có điều kiện để mua. Phần này thi tác giả chỉ tổng hợp các dạng đề thi đến câu 30 thôi, có một số tip làm bài nhưng mình thấy cũng không hay như tip của mẹ Hu nhà mìnhJ)), sau mỗi câu của mỗi dạng đề tác giả đều có giải thích nghĩa tiếng Việt và tổng hợp từ vựng+ ngữ pháp có trong câu. Theo mình thấy phần này rất tốt cho việc luyện dịch, sau mỗi dạng đề đều có khoảng 10-15 câu luyện mỗi đề, các câu bài tập luyện tập thì cũng đều được trích dẫn từ các đề thi topik trước đó.

Mình được nhiều bạn recomment lại là cuốn 2 thì tác giả không viết kỹ như cuốn 1. Để mà ôn thi topik thì mình nghĩ các bạn không nên mua cuốn này nếu có điều kiện thì mua cuốn Hot topik còn không thì cứ cày đề thôi cũng được. Còn nếu các bạn muốn ôn ngữ pháp thì nên mua cuốn Korean Grammar in use trung cấp khoảng 200K còn nếu các bạn mua trên fahasha hay tiki thì rẻ hơn giá bìa ấy.

Đánh giá 3/5 sao

Cuốn thứ 2 mình muốn rì viu là cuốn vui học tiếng Hàn cùng Châu Thùy Trang. Mình thấy học cuốn này level lên cũng không là mấy mà vì tính mình thích siu tầm sách nên mua về thôi J. Nếu các bạn có kiến thức nền tảng sẵn rồi mua về để luyện tập và tham khảo thêm cách dịch của tác giả thì cũng okie còn nếu mà các bạn mới bắt đầu thì mình khuyên là không nên mua vì ngữ pháp và từ vựng không theo một trình tự hay chủ đề nào cả. Học như vậy rất khó vào và nhanh nản. Đối với mình bộ sách tiếng Hàn tổng hợp vẫn là bộ sách đầu ấp tay gối vì sách viết dễ hiều, các bài học theo từng chủ đề+ ngữ pháp từ thấp đến cao nên bộ sách này mình rất tâm đắc. Mình nghĩ nếu mới đầu học tiếng hàn thì nên học theo giáo trình là khoa học nhất. Cuốn sách này có 2 phần, phần đầu là các bài báo hay các câu truyện cười được tác giả tổng hợp lại có song ngữ Hàn việt, cuối mỗi bài thì tác giả tổng hợp ngữ pháp+ từ vựng xuất hiện trong bài. Phần thứ 2 là phần luyện tập dịch Hàn- Việt và Việt- Hàn đa số là trích từ các câu có trong các bài đọc trước đó- phần này như kiểu tác giả kiểm tra mình có học thuộc không ấy =))))

Đánh giá 2/5 sao

Đây là cảm nhận của mình về 2 cuốn sách của tác giả Châu Thùy Trang nếu mua với giá 500K thì khá chát và chất lượng sách cũng không được như mong đợi của mình nên khi mua về mình bỏ ra ngâm cứu thì thấy khá thất vọng hic!!!!! Nếu các bạn có ý định mua thì có thể suy nghĩ thêm mong  những đánh giá của mình giúp được các bạn phần nào.

Review các trung tâm tiếng Hàn mà mình đã học qua#sofl#KJC#wonderHu

Có khá nhiều bạn muốn đi học tiếng hàn mà không biết học ở đâu thì tốt, mà các trung tâm tiếng hàn ở Việt Nam hiện nay mọc nên như nấm. Trung tâm nào cũng PR quảng cáo chất lượng thế này thế chai nhưng nhiều khi đọc một kiểu đến khi đăng ký vào học mới biết được mình thất vọng biết bao nhiêu, thế nên mình viết bài viết này dành cho các bạn yêu tiếng hàn và muốn đi học tiếng hàn nhưng đang phân vân không biết đi học ở đâu? Dưới đây là nhận xét khách quan của mình về 3 trung tâm mà mình đã học qua:

I) Trung tâm tiếng hàn Sofl cơ sở phố vọng

Ngày từ khi bắt đầu đi học tiếng Hàn thì mình học ở trung tâm này đầu tiên vì nó gần chỗ mình ở ( cái lý do ngớ ngẩn) và học phí ở đây cũng khá okie. Ở đây thì mình chỉ học lớp sơ cấp 1 đến bài 10 quyển 1 sách tiếng Hàn tổng hợp thôi. 1 khóa ở đây thì học từ bài 1 đến bài 10 sách tiếng hàn tổng hợp là 800K cách đây 2 năm trước. Các khóa tiếp theo ở đây mình ko học nên mình không biết bên đấy chia bài học thế nào nữa :(((. Mình đến đây đăng ký học thì khoảng 1 tháng sau mới có lớp đây là tình trạng chung của hầu hết các trung tâm vì họ đợi đủ học viên mới mở lớp được, hồi đó mình vs cả bạn mình đăng ký cùng nhau nên được giảm giá còn có 750K thôi. Các trung tâm hầu hết đều PR kiểu này nếu đăng ký nhóm thì được giảm học phí.

Trước tiên thì mình thấy cơ sở vật chất ở đây khá okie lúc đầu và lúc sau bọn mình bị chuyển đến cơ sở 2 học tiếp thì cái cơ sở 2 ấy vừa tối lại vừa nóng hic!!! Vì đây là trung tâm nên người ta quan tâm đến lợi nhuận là chính vì thế nếu thuê được giáo viên trả lương càng thấp càng tốt, họ cũng chẳng quan tâm đến việc mình có học hay không đâu. Giáo viên ở đây đa số là các bạn sinh viên khoa tiếng Hàn năm nhất hoặc năm 2 nên chất lượng random nếu gặp được bạn có kỹ năng sư phạm tốt thì bạn thấy chất lượng dạy tốt còn gặp phải bạn kém thì bạn thấy chất lượng không ra gì thôi. Mình nghĩ mình sẽ không bao giờ quay lại đây học tiếp vì chất lượng cũng không đảm bảo.

Đánh giá chất lượng:  2,5/5

II) Trung tâm KJC của chị Phạm Hiền địa chỉ số 3 ngõ 175 Định Công

Sau khi học xong ở trung tâm Sofl thì mình tự học ở nhà và 1 năm sau mình quyết định đi học tiếp tiếng hàn ở trung tâm KJC của chị này. Mình biết được trung tâm này 1 cách tình cờ vì sau 1 lần học ở Sofl thì mình cũng tìm hiểu kỹ hơn về các trung tâm để đi học và mình lên gg search ” Trung tâm tiếng Hàn nào tốt” mình cá là các bạn lúc mới đầu đi học cũng có bạn như mình thoai keke =))))) và hiện ra bài của chị này từ khoảng 3-4 năm về trước rủ học gia sư cùng, chất lượng giáo viên tốt blabla…thế là mình ad nick fb chị ấy và hỏi về lớp học rồi mình đăng ký học tiếp khóa tiếp theo ở đây. Lúc đầu thì mình nghĩ là người khác đứng lớp dạy nhưng sau khi đến đăng ký học thì mình mới biết là chính chị ấy đứng lớp dạy.

Trước tiên là cơ sở vật chất ở đây okie học mùa hè điều hòa thoáng mát, âm thanh ánh sáng đều okie cả vì là nhà của chị ấy. Vì mình học ở Sofl đến bài 10 quyển 1 khác vs cách chia bài dạy của chị này nên khi đến đây mình học lại tiếp từ bài 7 đến bài 15 quyển 1 sách tổng hợp và học phí là 1tr giờ mình nghĩ lại thì thấy khá là chát :((((. Và sau khi hết quyển 1 mình đăng ký tiếp khóa tiếp theo ở đây học hết quyển 2 học phí là 2tr. Mình chưa đề cập đến chất lượng dạy mà nói đến nhân cách chị ấy trước, chị ấy khá tốt quan tâm đến học viên. Nếu bạn nghỉ thì chị ấy có thể phụ đạo bạn vào buổi khác mặc dù chị ấy ko có lớp vào hôm ấy, điều này chính là ưu điểm ở đây. Điều thứ 2 nữa là chị ấy cũng tạo được không khí sôi động trong lớp học. Bây giờ thì mình nói đến chất lượng giảng dạy, chị ấy thì là dân không chuyên như mình. Sau khi học xong liên thông đại học thì đi học tiếng hàn rồi đứng lớp dạy thôi, điều này thì mình không nhận xét gì vì nói là dân không chuyên thì không nên đứng lớp dạy thì chẳng khác nào mình tự vả vào mặt mình cả. Nhưng trong quá trình học thì mình thấy chị ấy có khá nhiều điều còn thiếu sót như vốn từ vựng của chị ấy cũng chưa tốt, phát âm cũng chưa chuẩn lắm, nhiều lúc mình cảm giác như kiến thức của chị ấy cũng chưa chắc lắm ấy. Tất cả những gì chị ấy dạy là truyền đạt lại những gì trong sách viết mà thôi. Khi mình viết đến đây thì chắc có nhiều bạn thắc mắc chỗ này chất lượng cũng đâu có tốt lắm mà mình học tận 2 khóa ở đây thì mình xin trả lời là do chị ấy nhiệt tình vs học viên mà ở nhiều trung tâm khác không có nên mình tiếp tục học thôi. Cũng có bạn mình đến đây học thử 1 buổi nhưng do nó được giao tiếp nhiều vs người Hàn nên nó thấy chị ấy phát âm không hay nên nó không đăng ký học ở đây. Nếu bạn hỏi mình có nên học ở đây không thì mình khuyên bạn nên học hết sơ cấp thôi còn trung cấp thì phải suy nghĩ. Nếu bạn hỏi mình có quay lại đây học tiếp không thì mình nghĩ là không ^o^

Đánh giá chất lượng 3/5

III) Học viện Wonder Hu của mẹ Lê Minh Hùng ở 814 Đường Láng

Sau khi kết thúc khóa học ở chỗ chị Hiền kia thì mình không đi học ở đấy nữa mà tự học ở nhà hết quyển trung cấp 3 tiếng Hàn tổng hợp. Sau những tháng ngày chật vật tìm nơi để học tiếng hàn thì một ngày đẹp trời mình lượn Blog đọc boylove thì biết được trung tâm của mẹ Hu. Chị viết Blog là một trong những đứa con của mẹ Hu nhưng đã đi du học ở Hàn Quốc. Đúng lúc này thì mình cũng vừa kết thúc khóa luận bảo vệ luận văn tốt nghiệp và mình nghĩ tương lai mình nên làm gì và quyết định đi du học trong choáng váng. Mình có liên lạc với chị chủ nhà Blog kia hỏi về học viện Wonder Hu và quyết định đăng ký lớp học luyện thi topikII ở đây. Mình đăng ký từ tháng 11 thì mãi đến cuối tháng 12 mới có lớp học và mọi quá trình đăng ký đều qua fanpage của học viện. Khi mình đến học thì mẹ có hỏi học đến đâu thì mình cũng có nói là học hết sơ cấp thôi, mẹ có bảo mình không phải vội đăng ký tiếp lớp trung cấp học đi rồi hãy học lớp này nhưng thời gian không cho phép mình như thế. Để kịp cho việc làm hồ sơ đi du học của mình thì mình buộc phải thi Topik vào tháng 3 năm sau. Thôi không lải nhải mấy chuyện của mình nữa mà đi vào việc chính:

Trước tiên thì cở sở vật chất ở đây rất tốt, phòng học mát mẻ sạch sẽ. Mình không biết các lớp giáo viên khác thế nào nhưng mình học lớp do chính mẹ Hu đứng lớp nên chất lượng cực tốt. Khi đến đây học thì mình mới vỡ ra được nhiều thứ mà trước kia mình chưa hiểu hết.. Đến đây học mình có một lượng từ vựng Hán Hàn khá okie đủ để thi TopikII mà ở nhiều trung tâm khác ở Việt Nam không dạy về vấn đề này, thậm chí cả 2 trung tâm trước đó mình học cũng không có giáo viên nào đề cập đến. Mình thấy âm hán hàn rất quan trọng với việc thi topik cũng như học tiếng hàn vì nó gần giống âm hán việt và lại dễ nhớ. Khi đến đây học ngoài chưa những đề topik và tip khi đi thi topik thì mình cũng được học để củng cố kiến thức khá nhiều. Nhiều cấu trúc ngữ pháp mình không hiểu hết trước đó thì mẹ giảng rất kỹ khi nào sử dụng và sử dụng như thế nào. Mình phải nói mẹ là người cực có tâm không ở đâu có giáo viên nào quan tâm đến việc học của học sinh như thế. Nếu bạn học ở đây mà bị mẹ đuổi về thì bạn có thể được lấy lại tiền học phí nữa hoặc khóa học đấy bạn bận không theo được thì có thể bảo lưu học khóa tiếp theo điều này mình đảm bảo trên đất nước Việt Nam này méo có trung tâm nào như thế nhé. họ chỉ cầm tiền của bạn xong mặc xác bạn học thì học không học thì thôi. Để biết được phong cách giảng dạy của mẹ bạn có thể vào fb của mẹ để xem các bài livestream hoặc kênh youtube để xem Vlog thì sẽ biết được cách dạy có phù hợp với mình không. Sau khi kết thúc khóa học ôn thi topik ở đây 1 ngày thì hôm sau là ngày mình đi thi topik luôn và giờ thì mình đã đậu topikII cấp 3, mình hoàn thành tiếp hồ sơ xin học bổng để đi du học của mình. Nếu mà mình không đi du học thì mình vẫn sẽ tiếp tục đăng ký học trung cấp ở đây.

Đánh giá chất lượng 4,5/5 các bạn đừng hỏi mình sao ko cho 5/5 nhé :))) vì đây là ý kiến chủ quan của mình nên 0,5 còn lại thì để các bạn nhìn nhận một cách khách quan hơn ^^

Mình rất ít khi viết nên bài viết khá lủng củng mong các bạn thông cảm. Chúc các bạn tìm được nơi học tiếng hàn tốt nhất để không thấy hối hận vì đã tiêu tiền ngu nhé hehe

(=^・ω・^)ノ◎~”

Nếu bạn nào cần tài liệu ôn topik thì để lại comment mình sẽ gửi.

 

Tản mạn- Lấy học bổng dễ hay khó!

Ai trong đời chắc cũng từng một lần mơ về một cơ hội đc đi nước ngoài du học. Bạn thích đi đâu ? Bạn thích Châu Âu hoa lệ, hay muốn thực hiện giấc mơ Mỹ ? Hay lại giống như mình, thích đi ngắm kăng-gu-ru đấm bốc ?

Gì thì gì, không tính đến trường hợp nhà mặt phố, bố làm to. Hầu hết đều phải tự kiếm 1 cái học bổng nào đó – phần lớn, âu cũng là để làm nhẹ áp lực tài chính. Vậy thì lấy học bổng đi du học dễ hay khó. Nói thiệt, dễ thì nó dễ đó, nhưng cũng có cái khó.Bữa giờ Tuấn có nói chuyện với một vài người bạn, và cũng nghe được nhiều nỗi băn khoăn trăn trở cũng như tâm sự về vấn đề lấy học bổng để đi du học ở trời tây. Cũng không dám nói mình giỏi giang gì hơn ai. Nhưng cũng muốn viết một cái note nho nhỏ chia sẻ vài kinh nghiệm về việc kiếm học bổng ở nước ngoài – Chung chung cũng có, viết chuyên sâu tí cho nhóm ngành Biotech/Science cũng có :). Cơ bản thì lấy học bổng cũng không khó, chỉ là cần thời gian (..đôi khi là rất nhiều thời gian)
1. Học bổng kiếm ở đâu
Thời đại công nghệ số, học bổng có thể kiếm được ở bất cứ nơi đâu. Các bạn có thể follow facebook của VietPhD, Dự án việc làm khoa học…. Hoặc không thì có thể tham khảo trên các web riêng của từng nước. VD như Đức thì có web của DAAD https://www.daad.de/en/, Úc thì có PhDSeek http://www.phdseek.com/, Hà Lan thì https://www.studyinholland.nl/, Bỉ thì http://www.studyinbelgium.be/en/con… …. hoặc thậm chí có vài dababase search đc đủ thứ nước luôn vd như http://scholarshipdb.net/ (cứ hỏi thêm anh Google nhé…). Ngoài ra còn phải kể đến các học bổng của chính phủ Việt Nam – vd như học bổng bộ nông nghiệp, học bổng công nghệ sinh học, đề án 911, học bổng nguồn nhân lực…vv và vv.
Tuy nhiên, cách đơn giản nhất để tìm được một scholarship thật ra lại là cách đơn giản nhất : Networking – thông qua giới thiệu, qua những người thầy cô mà mình đã từng làm chung đề tài blah blah blah… Mình sẽ có một bài viết khác nói riêng về vấn đề này, đặc biệt là Networking in science.
2. Liên lạc với giáo sư
Master by Coursework thì khá đơn giản, thường thì chỉ cần điểm IETLS/iBT tốt (GRE nếu apply trường ở Mỹ) thì xác suất được nhận khá cao. Tuy nhiên kiếm học bổng PhD/Master by Research thì rất hên xui bởi vì luôn có một vòng phỏng vấn với giáo sư. Riêng mình thì đã trải qua cả 2 loại, phỏng vấn qua email và cả phỏng vấn trực tiếp qua Skype. Có vài thứ nho nhỏ mà mình thấy nên làm như sau.
– Đọc kỹ về background của giáo sư cũng như nhóm làm việc mà giáo sư đang quản lý. Hiểu rõ họ làm gì, dùng kỹ thuật gì, mục đích ra sao, aim/scope của lab thế nào. Nên đọc sơ một vài paper tiêu biểu của giáo sư để biết hướng nghiên cứu hiện tại của họ. Hãy cố gắng đặt mình vào trong research group đó và xem mình có thể giúp họ giải quyết được vấn đề gì – Thậm chí nghĩ sâu xa về hướng nghiên cứu của mình trong research group đó.
– Luôn luôn đọc kỹ job description trước khi apply, đừng nghĩ học đại học xong là cái gì cũng biết – cái gì cũng làm được. Apply khi và chỉ khi cảm thấy mình có thể sống khỏe với con đường sắp đi trong khoảng độ 2-3 năm.
– CV là cực kỳ quan trọng – trong đó quan trọng nhất là track records – Càng nhiều bài báo khoa học thì ghi điểm càng nhiều, bạn có thể thao thao bất tuyệt để kể về một tỉ mười vạn thứ bạn có thể làm, nhưng đôi khi người khác chỉ cần 1 bài first author, người ta hơn bạn ngay… – Một thứ khác cũng quan trọng là references – như đã nói ở trên, nếu bạn kiếm được một thầy/cô giáo cũ của mình để làm references thì điều đó rất tốt. Và nếu thầy/cô đó quen được với giáo sư bạn sắp apply thì càng tốt hơn nữa.
– Khi phỏng vấn : TUYỆT ĐỐI không tự nói quá về bản thân mình – biết gì nói đó. Thành thật luôn luôn được ghi điểm. Nếu giáo sư hỏi :”Biết làm sequencing không ?” – Cứ mạnh dạn trả lời – “em có biết sơ về nguyên lý nhưng chưa làm bao giờ, nếu có ai đó chỉ cho thì chắc sẽ làm được” <= đại loại như vậy thì dễ được người ta chấp nhận hơn. Nếu bạn nói quá về những gì bạn thật sự có thể làm, chỉ cần bạn bị hỏi vặn lại 1 câu – bạn bí bài là họ cho hồ sơ của bạn lên đường ngay.

NOTE ! *** Đương nhiên vẫn có trường hợp PI họ yêu cầu quá cao (có thể là do lab xịn, họ khó tính hoặc họ tìm được người khác giỏi hơn bạn) thì bạn trả lời bạn muốn học họ vẫn cho bạn rớt như thường ***

– K-I-S-S : Keep it simple solid. Giao tiếp cũng như viết mail ngắn gọn, xúc tích, không dài dòng lê thê, không khóc lóc ỷ ôi. Dùng anh văn đơn giản, đừng quá màu mè, bạn làm khoa học chứ không phải làm nhà văn – điều này đôi khi hạn chế được rất nhiều lỗi ngữ pháp.
3. Một vài nguyên nhân bị trượt học bổng…
– Nếu nói nguyên nhân trượt học bổng thì phần lớn nhất – rất tiếc lại phải nói là về việc “may mắn”… Cái này không đỡ được, nhưng thật ra học bổng cũng có yếu tố hên xui trong đó. Bạn chạy nhanh, nhưng lúc nào cũng có người chạy nhanh hơn bạn. Mình cũng có rất nhiều người bạn học cực giỏi (thậm chí là cực cực giỏi), nhưng vẫn rất lận đận trong việc tìm học bổng đi nước ngoài. Lời khuyên ? Hãy tiếp tục cố gắng, vận may rồi sẽ mỉm cười với bạn 🙂
– Yếu tiếng anh : vấn đề nhức nhối của rất nhiều sinh viên – bao nhiêu điểm AV thì đủ ? 5.5 hoặc 6.0 ietls đôi khi cũng đc nhận, nhưng đôi khi 6.5 trở lên mới là mốc an toàn nhất. Cái này thật ra cải thiện được, chính bằng nỗ lực bản thân cũng như sự cần cù trong năm tháng… Take it easy
– Trượt vì thiếu kỹ năng : Cái này thì liên quan đến thông tin tuyển dụng PhD/Master, thường thì bất cứ PhD/Master job description nào cũng đều yêu cầu bạn có một vài kỹ năng bắt buộc – vd như đi học Bioinformatics mà ko có hiểu biết về lập trình thì rớt ngay từ vòng nộp CV, hoặc học microbiology mà dốt cấy vi khuẩn như mình thì cũng không được. Cố gắng tham gia vào nhiều project, học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm, hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau luôn luôn là một điểm cộng trong quá trình tìm học bổng.
– Trượt mà không hiểu vì sao trượt ??? Thật ra loại này thì cũng có, và lời khuyên tốt nhất cho bạn trong tình huống này là tìm một người nào đó rà sơ qua CV của bạn, cố gắng bổ sung các kỹ năng (chung chung), cũng như tìm các lab khác thích hợp hơn (hoặc thậm chí là các nước khác). Đôi khi hạ tiêu chuẩn tìm trường cũng là một giải pháp đáng cân nhắc.
– Tặng mọi người một câu cuối cùng để kết bài 🙂

“ Shoot for the moon. Even if you miss, you’ll land among the stars.”

Good luck !
Cre: Sưu tầm